
My Thirty-year Journey
By Sam Korsmoe
In 1990, a mere fifteen years after the end of the American War, Vietnam hosted its first ever official Year of Tourism. The previous year, a friend and I had cycled in China and had an amazing experience. When we learned about Vietnam’s new tourism campaign, we immediately made plans to cycle from Saigon to Hanoi.
It was early days for Vietnamese tourism. There were not many flights into the country, and it was not at all clear if you could freely travel within Vietnam upon arrival. There were rumors that you had to join a tour group, needed travel papers to go between cities, and could not stay in most hotels. Despite this, a Thai tourist agency obtained visas for us and booked us on the one and only Vietnam Airlines flight from Bangkok to Ho Chi Minh City (Saigon). We checked in, boarded a shuttle bus, and started driving towards an old Russian made Tupolev airplane that was parked at the edge of the airport complex. There were about fifteen people onboard, mostly Taiwanese businesspeople.
With passport and boarding pass in hand, we got off the bus and walked to the stairs leading to the plane’s door where a Vietnamese woman in an unkempt ao dai stood with a defiant look on her face. She refused to make eye contact with anyone and said nothing. She just stared ahead, stone-faced, and ignored us all. The Taiwanese guys who apparently had taken the flight before, told us, “Just go. Sit anywhere. It doesn’t matter.”
This was good since there were no seat numbers on our boarding passes. We entered the plane, and I peered down the aisle but could not see a thing. It was filled with what looked like smoke but was, in fact, steam. We could not see more than a few feet ahead as we slowly walked down the aisle in a thick fog. The pilots had apparently just turned on the air-conditioning and steam roared out from the vents. We found some seats and nervously sat and waited to see what would happen. No pilot announcements. No inflight safety demonstration. No sign of a flight attendant. Nothing.
The Taiwanese gentlemen settled in, lit up their cigarettes, and with legs draped over the armrests casually started chatting with each other. The doors closed and the plane started to taxi towards the runway and eventually took off. A few minutes later, the flight attendant appeared. She was pushing a shopping cart down the aisle which contained small boxes. As she passed us, she grabbed a box and threw it towards us without a word of warning. Whether it landed in our laps, the seat, the floor, whatever…. I don’t think she cared. It was our box lunch. She then returned with another shopping cart with cans of soda. These, too, were just thrown at us without aiming or warning. Then she disappeared again. So began Day 1 of my thirty-two-year relationship with Vietnam.
-
My 1990 cycling trip to Vietnam was as amazing as my 1989 trip to China. There were lots of challenges, but there were some great stories too. There were enough of these to compel me to return in November 1990 and enroll at the University of Hanoi to study the Vietnamese language. Learning Vietnamese and trying to understand contemporary Vietnam of the early 1990s was my strategy to gain admission to a good graduate school in the United States. I knew, or at least I hoped, that Vietnam and the United States would eventually have to shake hands and move forward from the war years and there would be a dearth of Americans who knew anything about contemporary Vietnam since few had lived there after 1975. There would be a demand for people who understood Vietnam and I intended to be one of those Americans who could meet this demand. I would be one of the bridge-builders. This would get me into a high-quality graduate program and hopefully win me some scholarships.
The strategy worked. I studied in Hanoi for eight months, and in the Fall of 1991 was accepted into the Jackson School for International Studies at the University of Washington (UW) in Seattle. Of the seven quarters I attended, five were paid for by scholarship because I was ‘the Vietnam guy.’ At UW, I studied two more years of Vietnamese language and wrote my MA thesis on Doi Moi, the economic renovation policies that set Vietnam on its current trajectory.
After my graduate work, I moved to Vietnam in 1993 with a plan to study for a couple more years and then return to academia for a Ph.D. in international economics. I was hugely curious to learn more about how very closed countries like Vietnam, China, the Soviet Union, and Eastern European countries open and begin to join the global world. How do they take those first steps? The Iron Curtain was history, and what was to come next was the unanswered question of the era. I wanted to refine my question on this issue and then return to the United States and try to find the answer within an academic setting.
The plan worked again. I was accepted into two Ph.D. programs, but I declined. I rationalized that if I really wanted to learn how countries move from being totally closed to being active nation states in a globalized world, I should remain on the frontlines of the country that was doing this. I was in the right place at the right time in Vietnam and I did not need a Ph.D. to learn how to be a good observer. I ended up staying in Vietnam for eleven years working as a journalist, entrepreneur, and finally a last effort as a writer, which resulted in the publication in 2006 of an oral history titled Saigon Stories.
I have returned to Vietnam and have put my writer’s hat back on for this book. My co-author Brook Taylor and I wanted to learn and then share some things about Vietnam by comparing it to how South Korea and Taiwan grew and developed in the 1980s and 1990s.
There have been numerous books written about Vietnam. I read many of them during my graduate studies. These are often categorized as books on the economy, the country’s history, the country’s trade, the country’s culture, and so on. There is a tendency for them to be written for specific audiences and often with specific agendas. For example, a book on Vietnam’s economy is written by an economist for economists.
The American War (Vietnam War) probably produced the longest list of books on Vietnam, each with its own agenda. One of the best is Dispatches by Michael Herr, published in 1977. Assigned to Vietnam in the late 1960s, Herr’s journalistic method was to talk with regular soldiers about their experiences and to deliberately avoid talking to politicians, military officers, or any kind of government leader who inevitably had an agenda to support. The regular army soldiers had no agenda other than to stay alive. Herr’s collection of stories and narratives was novel for its time. In 2016 The Guardian newspaper published a list of the Top 100 Nonfiction books of all time and Dispatches was ranked ninth.
For this project, we replicated Herr’s research methodology and spoke to ‘regular people’ as often as possible. These are the people who have no agenda other than to make money for their families and to make sure Vietnam keeps growing and developing and never returns to the poverty of its past. This was likely the very same agenda held by many ‘regular’ South Koreans and Taiwanese from the 1950s onwards. While their government leaders were engaged with Cold War issues, reunification dilemmas, what the Americans were doing in South Vietnam, or any of a myriad of issues of that era, they were working hard to improve their families lives and in doing so created ‘Tiger Economies.’
Like Herr did with his book, we used a ‘man on the street’ approach and spoke with a variety of people about culture, policy, current trends, outdated trends, demographics, family, education, art, sports, investment, the internet, the environment, and many other topics. We believed that these interviewees would be less concerned with what ‘model’ Vietnam was following and more interested in figuring out what works so they can obtain some success for their families, community and, for many, their private businesses. We wanted to know what they thought because it was bound to be more relevant than what commentators think.
Brook and I became good at asking questions. We became even better listeners. We did not have any model or agenda in mind, although we did have a hypothesis involving the success of South Korea and Taiwan. Like so many others, we want to know and be ready if Vietnam really is the next Tiger Economy of Asia, and if it is, how far can the country go?
We have spent the past three years testing a hypothesis. Here are the results as we learned them. In the spirit of pure science, we look forward to hearing your thoughts and reviews so that testing can continue.
Sam Korsmoe
Ho Chi Minh City, Vietnam
August 2023
Hành trình ba mươi năm của tôi
Bởi Sam Korsmoe
Năm 1990, chỉ 15 năm sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam đã tổ chức Năm Du lịch chính thức đầu tiên. Một năm trước đó, tôi đã cùng một người bạn có một chuyến du lịch bằng xe đạp bên Trung Quốc và đó là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Vì vậy, khi nghe tin về chiến dịch du lịch mới của Việt Nam, chúng tôi đã lập tức lên kế hoạch đạp xe từ Sài Gòn tới Hà Nội.
Đó là những ngày đầu của du lịch Việt Nam. Chưa có nhiều chuyến bay đến đất nước này và khi đến nơi, bạn cũng không hề biết mình có được tự do đi lại hay không. Người ta đồn là phải đi theo đoàn, phải có giấy thông hành để đi từ thành phố này đến thành phố khác và chỉ được phép ở tại một số khách sạn. Dù vậy, một công ty du lịch của Thái Lan đã giúp chúng tôi lấy được thị thực và đặt vé cho chuyến bay duy nhất của Vietnam Airlines từ Bangkok đến Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Chúng tôi làm thủ tục, lên xe buýt đưa đón trong sân bay để di chuyển về phía một chiếc Tupolev cũ do Nga sản xuất đang đậu ở rìa khu phức hợp sân bay. Trên xe có khoảng 15 người, chủ yếu là các doanh nhân Đài Loan (TQ).
Cầm trong tay hộ chiếu và thẻ lên máy bay, chúng tôi xuống xe và đi bộ ra cầu thang dẫn lên cửa máy bay, nơi có một cô gái người Việt trong chiếc áo dài nhàu nhĩ đang đứng với vẻ mặt thách thức. Cô chẳng nhìn ai và chẳng nói gì. Chỉ nhìn đăm đăm về phía trước, mặt lạnh như tiền và phớt lờ tất cả chúng tôi. Những người Đài Loan (TQ) có vẻ từng đi chuyến bay này bảo chúng tôi: “Cứ tự nhiên đi. Ngồi ghế nào cũng được. Không sao đâu.”
Như vậy cũng tốt, vì thẻ lên máy bay của chúng tôi không in số ghế. Chúng tôi bước vào máy bay, nhưng khi nhìn xuống lối đi thì tôi không thấy gì hết. Một màn sương mù mịt tỏa ra, nhìn qua tưởng là khói nhưng thực ra là hơi nước. Chúng tôi không thể nhìn xa hơn vài bước chân nên phải lò dò từng bước. Có lẽ đội phi công vừa bật điều hòa nên hơi nước đang ồ ạt phun ra từ các lỗ thông hơi. Chúng tôi tìm được chỗ để ngồi và hồi hộp chờ đợi. Không có thông báo của phi công. Không có hướng dẫn an toàn trên máy bay. Không thấy bóng dáng tiếp viên hàng không. Không có gì hết.
Mấy người Đài Loan (TQ) tìm được chỗ ngồi, châm thuốc hút rồi vắt chân lên tay ghế và thản nhiên trò chuyện. Các cánh cửa đóng lại, máy bay bắt đầu lăn bánh về phía đường băng rồi cất cánh. Vài phút sau, một tiếp viên xuất hiện. Cô đẩy một chiếc xe chở những hộp nhỏ dọc lối đi. Khi đi ngang qua chỗ chúng tôi, cô bất ngờ cầm lấy một chiếc hộp rồi ném về phía chúng tôi mà không báo trước. Tôi nghĩ cô chẳng hề quan tâm xem nó sẽ rơi vào lòng chúng tôi, lên mặt ghế hay rớt xuống sàn. Đó là suất cơm trưa của chúng tôi. Lát sau, cô trở lại với một chiếc xe khác có các lon nước ngọt. Những thứ này cũng được quẳng về phía chúng tôi mà không có một lời báo trước. Sau đó, cô lại biến mất. Mối quan hệ 32 năm giữa tôi và Việt Nam đã bắt đầu như thế đó.
-
Chuyến du lịch bằng xe đạp của tôi ở Việt Nam năm 1990 cũng tuyệt vời như chuyến đạp xe bên Trung Quốc năm 1989. Chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cũng có những câu chuyện tuyệt vời, đủ để khiến tôi phải trở lại vào tháng 11 năm 1990 và đăng ký học tiếng Việt tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tôi học tiếng Việt và tìm hiểu về Việt Nam những năm đầu 1990 để có cơ hội được nhận vào một trường sau đại học tốt ở Mỹ. Tôi biết, hoặc ít nhất là tôi hy vọng, rằng Việt Nam và Mỹ thế nào cũng sẽ phải bắt tay nhau và bỏ lại đằng sau những năm tháng chiến tranh, nhưng rất nhiều người Mỹ lúc bấy giờ không hề biết gì về Việt Nam đương thời bởi hầu như không ai đến đây kể từ sau năm 1975. Nhất định họ sẽ cần những người am hiểu về Việt Nam và tôi dự định sẽ trở thành một trong số những người Mỹ đáp ứng nhu cầu này. Tôi sẽ là một cầu nối. Điều này sẽ giúp tôi được nhận vào một chương trình sau đại học chất lượng cao và biết đâu còn được nhận học bổng.
Chiến lược của tôi đã thành công. Tôi học ở Hà Nội tám tháng, sau đó được nhận vào trường Nghiên cứu Quốc tế Jackson (Đại học Washington, Seattle) vào mùa thu năm 1991. Tôi nhận được học bổng của năm trên tổng số bảy kỳ của khóa học, vì tôi là “anh chàng Việt Nam”. Tại Đại học Washington, tôi học tiếng Việt thêm hai năm và viết luận văn Thạc sĩ về Đổi mới, chính sách kinh tế giúp Việt Nam bước vào quỹ đạo phát triển hiện tại.
Năm 1993, sau khi tốt nghiệp, tôi sang Việt Nam với dự định nghiên cứu thêm vài năm rồi quay lại trường để lấy bằng tiến sĩ kinh tế quốc tế. Tôi rất tò mò muốn tìm hiểu về quá trình mở cửa và bắt đầu hội nhập với thế giới của những quốc gia khép kín như Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, các nước Đông Âu... Họ đã đi những bước đầu tiên như thế nào? Khi Bức màn sắt [1]đã là quá khứ, mọi thứ từ nay trở đi sẽ ra sao? Đây là một câu hỏi mang tính thời đại chưa hề có câu trả lời. Tôi muốn thay đổi cách đặt vấn đề của mình cho câu hỏi này, sau đó trở về Mỹ để tìm câu trả lời trong một môi trường học thuật.
Kế hoạch này của tôi cũng thành công. Tôi được nhận vào hai chương trình tiến sĩ, nhưng cuối cùng tôi đã từ chối. Tôi nhận ra rằng nếu thực sự muốn biết các quốc gia hoàn toàn khép kín đã làm thế nào để chuyển mình thành các quốc gia năng động trong một thế giới toàn cầu hóa, tôi nên giữ vị trí ở tuyến đầu, tức là chính quốc gia đó. Tôi đang ở Việt Nam, đúng nơi đúng thời điểm và không cần phải học tiến sĩ để trở thành người quan sát tốt. Cuối cùng, tôi đã ở lại Việt Nam 11 năm trong vai trò nhà báo, doanh nhân và gần nhất là tác giả, với thành quả là một cuốn sách được xuất bản vào năm 2006 viết về lịch sử qua những câu chuyện kể, Saigon Stories (tạm dịch: Những câu chuyện Sài Gòn).
Tôi đã trở lại Việt Nam và trở lại với vai trò tác giả để viết cuốn sách này. Brook Taylor và tôi muốn tìm hiểu và sau đó chia sẻ với độc giả đôi điều về Việt Nam thông qua việc so sánh Việt Nam với Hàn Quốc và Đài Loan (TQ) trong giai đoạn tang trưởng cũng như phát triển của họ vào những năm 1980 và 1990.
Đã có rất nhiều cuốn sách viết về Việt Nam. Khi còn học cao học, tôi đã đọc rất nhiều những cuốn sách như vậy. Chúng thường được phân loại là sách kinh tế, lịch sử, thương mại, văn hóa... có đối tượng độc giả cụ thể và thường nhắm đến một mục đích cụ thể. Ví dụ, các cuốn sách viết về kinh tế Việt Nam thường do một chuyên gia kinh tế viết cho các chuyên gia kinh tế khác đọc.
Sách viết về Cuộc chiến tranh Việt Nam của người Mỹ (còn được Việt Nam gọi là cuộc Kháng chiến chống Mỹ) có lẽ là nhiều nhất và mỗi cuốn lại được viết với một mục đích khác nhau. Trong số này phải kể đến một trong những cuốn hay nhất, Dispatches (tạm dịch: Phái cử) của Michael Herr, xuất bản năm 1977. Được cử đến Việt Nam làm nhiệm vụ cuối những năm 1960, phương pháp làm báo của Herr là nói chuyện với những người lính bình thường về trải nghiệm của họ, đồng thời đặc biệt tránh nói chuyện với các chính trị gia, sĩ quan quân đội hoặc cán bộ lãnh đạo bởi chắc chắn họ luôn có mục đích riêng. Những người lính bình thường thì chẳng có mục đích nào khác ngoài việc tìm cách sống sót. Tuyển tập chuyện kể của Herr là một làn gió mới vào thời bấy giờ. Năm 2016, khi tờ The Guardian công bố danh sách 100 cuốn sách phi hư cấu hay nhất mọi thời đại, Dispatches đã được xếp ở vị trí thứ chín.
Với cuốn sách này, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp tiếp cận của Herr, cố gắng nói chuyện với càng nhiều “người bình thường” càng tốt. Họ không có mong muốn nào khác ngoài kiếm tiền nuôi gia đình và chỉ mong đất nước ngày càng phát triển lớn mạnh, không quay lại thời kỳ nghèo đói trước đây. Có lẽ đây cũng là mong muốn của nhiều người Hàn Quốc và Đài Loan (TQ) “bình thường” sau những năm 1950. Trong khi giới lãnh đạo của Hàn Quốc và Đài Loan (TQ) mải bận rộn với những vấn đề vĩ mô như Chiến tranh Lạnh, thống nhất đất nước, hoạt động của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam hoặc bất kỳ vấn đề nào trong vô số vấn đề của thời đại đó, người dân của họ vẫn làm việc chăm chỉ để cải thiện cuộc sống của gia đình và chính nhờ vậy, họ đã làm nên những “nền kinh tế rồng.”
Giống như Herr, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận “nhân vật đời thường” để nói chuyện với nhiều người về văn hóa, chính sách, xu hướng mới, xu hướng cũ, nhân khẩu học, gia đình, giáo dục, nghệ thuật, thể thao, đầu tư, Internet, môi trường và nhiều đề tài khác. Chúng tôi tin rằng những người được phỏng vấn hầu như không quan tâm đến “mô hình” mà Việt Nam đang theo đuổi, mà quan tâm nhiều hơn đến việc làm sao để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình, cộng đồng và việc làm ăn của chính họ. Chúng tôi muốn biết suy nghĩ của họ, bởi nó liên quan trực tiếp đến chủ đề chúng tôi đang bàn hơn là so với quan điểm của các “chuyên gia.”
Brook và tôi đã trở nên thành thạo trong việc đặt câu hỏi, thậm chí còn trở thành những người giỏi lắng nghe. Dù có vạch ra giả thuyết liên quan đến thành công của Hàn Quốc và Đài Loan (TQ), nhưng chúng tôi không định sẵn một mô hình hay kế hoạch nào đằng sau đó. Giống như rất nhiều người khác, chúng tôi muốn biết liệu Việt Nam có thực sự trở thành con rồng kinh tế mới của châu Á không và nếu có thì họ sẽ trỗi dậy đến mức nào?
Chúng tôi đã dành ba năm qua để kiểm tra một giả thuyết và sau đây là kết quả mà chúng tôi thu được. Trên tinh thần khoa học thuần túy, chúng tôi muốn được lắng nghe những suy nghĩ và đánh giá của độc giả để tiếp tục kiểm tra giả thuyết này.
[1] Bức màn sắt là đường biên giới vô hình về chính trị, quân sự, kinh tế giữa các quốc gia Tây Âu và Đông Âu, với đại diện tiêu biểu nhất là Bức tường Berlin. (Người dịch chú - ND)
Sam Korsmoe
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tháng 8 năm 2023