
My Extended O.E.
By Brook Taylor
My very first memory of television was watching the North Vietnamese Army enter Saigon in 1975. It was on my parents’ black-and-white Phillips television. I was too young to understand what was really happening, but it amuses me now that I have spent half my life in a country whose most defining day of the twentieth century was so implanted in my mind.
My first real engagement with Vietnam came twenty years later, in 1995. I had been working for the accounting firm Arthur Andersen in New Zealand for five years and had just returned from the New Manager School in Chicago. My supervisor asked if I wanted to go to Vietnam for two weeks to teach a new batch of recruits for Arthur Andersen’s latest office. Many of my friends were heading to Australia or the United Kingdom for their O.E. (Overseas Experience, a rite of passage for New Zealanders), but he knew that I wanted a move to Asia and thought a short sojourn in Vietnam might satisfy my passion to get some first-hand working experience there.
I did not really know what to expect upon arrival in Vietnam. I did not have time to do any research on the country. I had only traveled outside New Zealand a few times, so I was very naive about the world. My brief knowledge of Vietnam came from two young refugees who had arrived in my high school class one day, as well as the steady stream of Hollywood movies that portrayed Americans soldiers as heroes (or victims) and the Viet Cong as the enemy. But while I was naïve, I was also open-minded and prepared to make sense of this foreign country that was so very different from my home in New Zealand. At the time, I had no idea that those few short weeks would spark my interest in Vietnam and set the scene for much of the rest of my life.
I remember vividly my first week at the newly opened Equatorial Hotel in District 5 of Ho Chi Minh City (formerly Saigon). This was the site for teaching Arthur Andersen’s newly hired Vietnamese team. Their commitment and enthusiasm for learning was beyond anything I had experienced, as were their academic achievements. At the end of the two weeks, all eighteen new staff, including the receptionists who had joined the training, passed the final exams despite none of them having any prior knowledge of the subjects. One person, who is now a partner with an international law firm, achieved a score in the top few percentiles in the world. It was at that point that I realized that Vietnam would not lack the commitment, energy, and intellectual capital needed to move the country forward.
-
I remember visiting the War Remnants Museum—at that time officially referred to as the Exhibition House for Crimes of War and Aggression—in Ho Chi Minh City and seeing for the first time the Vietnam-American War from the other side. The museum contained blatant propaganda intended to villainize the successive colonial powers that had occupied the country for 150 years. However, I also saw it as a small voice trying to rebalance the West’s ingrained perceptions of the country. More importantly, it sought to humanize the war and show the true horrors of what had happened. The museum, as one might expect, was full of haunting black-and-white images of events during the war. But it was the jars, now since gone, containing unborn fetuses that were deformed by the effects of Agent Orange that best highlighted the atrocities that had occurred. North Vietnam may have been the victor, but the entire country paid a very high price for that victory.
After another visit to Vietnam in 1996, to again teach Arthur Andersen’s latest batch of new graduates, I was offered a full-time position with the company in 1997. My wife Rebecca and I relocated to Vietnam in May of that year. I often admit that my first two weeks in Vietnam were among the most challenging of my life. The work was not difficult, but everything else was so different to what I had been used to. I seriously considered moving home after the first week.
The posting was only supposed to be a two-year stint, but as so often happens plans change. I found that my career moved forward faster, and I enjoyed what I was doing so much more than what I would have been doing somewhere else. Rebecca and I agreed that we would stay until we had children. That later changed to staying until our children started primary school, which then became the start of middle school, and then obviously the start of high school. Now my eldest children are at university in Australia and the UK, and there is no longer any need for us to really think about moving on.
I would prefer not to start a book by writing about war but mention the word ‘Vietnam’ to most people in the West and that is immediately what comes to mind. As a proper noun ‘Vietnam’ is often considered a war, not a country. Why? More recent conflicts in the Middle East and Africa have not tarnished those countries with the same stigma that surrounds Vietnam. Is it because the United States lost? Is it because international media (both fact and fiction) have only focused on the stigma and have only presented one side of the story? Is it because the war left what is today one of the few surviving communist regimes in the world? Perhaps defining the reason for such thoughts matters less than understanding that the West’s preoccupation with the war has created biases and preconceptions about the country that are often unjustified and wrong. As a result, Vietnam today is probably one of the most misunderstood countries in the world.
We all need to remember that the Vietnam War (or ‘the American War’ as it is referred to in Vietnam) concluded nearly fifty years ago. A lot can happen in that time, and indeed it has. Vietnam is no longer a war-ravaged country struggling to rebuild from its ashes. Nor do its people harbor deep animosity towards the United States and its allies for what happened in the past. The reality today is that Vietnam is a fast-growing dynamic nation of almost a hundred million highly motivated and hardworking people whose lives and successes are improving by the day.
For those people who do not get a chance to experience Vietnam first-hand, these preconceptions make it hard for them to appreciate Vietnam for what it is today. It was the first reason I wanted to write this book. There is a desperate need for someone to explain to people outside Vietnam what Vietnam is today and where it is heading.
My second reason for writing developed as I began to discuss with Vietnamese colleagues and friends some of the ideas presented in our narrative. It was clear during these conversations that young Vietnamese had very little understanding of their country’s potential and the direction in which it was going. Discussions about the country’s future were usually short-term in nature and led by individuals who, rightly or wrongly, lacked credibility for not having appropriate international experience or, more significantly, were not viewed as objective. Ironically, this meant that such a book had to be written by foreigners with experience in the country if it was to be considered credible to a local audience.
I am not an economist, anthropologist, sociologist, historian, or an expert in any of the other fields covered in this book. My Vietnamese language skills are not very good either. But I have the knowledge and experience that come from more than twenty-six years of living and working in Vietnam. For this book, that is enough. Almost everything that has been written about Vietnam is researched from a particular angle, whether it be economics, history, or some other field. As a result, those books often fail to look at ‘the big picture’ and draw conclusions that might be contradicted by research in other fields. They can also be very technical.
In writing this book, Sam and I have attempted to set out very simply what Vietnam is today and where it is heading. Much of what we are presenting is supported by well-documented academic theories, but the approach we have taken is to present ideas based on anecdotal evidence and observations. Some might not consider this an authoritative reference tool, but we hope that our conclusions make sense, and that the reader will see these conclusions come true.
We started writing this book before the COVID-19 pandemic outbreak and finished it after the worst of it was over. While internationally other countries’ successes handling COVID-19 have received more media attention, Vietnam’s ability to overcome the worst of the virus is a testament to the actions of the government and the willingness of the people to work together for the common good. If anything, the actions taken by the nation over those two years and the results that have been achieved clearly illustrate exactly what we, the authors, want you to understand. Vietnam is ready to be called the next Asian Tiger.
Brook Taylor
Ho Chi Minh City, Vietnam
August 2023
Phần kết mở của cuộc đời tôi
Bởi Brook Taylor
Ký ức đầu tiên của tôi về truyền hình là khi chiếc ti vi Phillip đen trắng của bố mẹ chiếu cảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào Sài Gòn năm 1975. Lúc ấy tôi còn quá nhỏ nên không hiểu hết ý nghĩa của sự kiện ấy, nhưng giờ đây nghĩ lại, thật thú vị khi tôi đã sống nửa cuộc đời mình ở đây, một đất nước mà ngày quan trọng nhất thế kỷ XX của họ đã in sâu trong tâm trí tôi từ khi còn nhỏ.
Mối lương duyên của tôi với Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu sau đó 20 năm, vào năm 1995. Khi ấy, tôi đã làm việc cho công ty kế toán Arthur Andersen ở New Zealand được 5 năm và mới quay lại sau khi theo học thạc sĩ tại New Manager School ở Chicago. Cấp trên hỏi tôi có muốn sang Việt Nam hai tuần để tập huấn cho nhân viên chi nhánh Arthur Andersen mới mở ở đó không. Rất nhiều người bạn của tôi đã lên đường sang Úc hoặc Anh cho khóa tu nghiệp tại nước ngoài (với người New Zealand thì đây được xem như một nghi lễ trưởng thành), nhưng anh ấy biết tôi muốn đến châu Á và cho rằng một chuyến công tác ngắn ở Việt Nam có thể giúp tôi thỏa mãn nguyện vọng được tích lũy kinh nghiệm ở đây.
Khi mới đặt chân đến Việt Nam, tôi vẫn chưa thực sự biết mình phải mong đợi điều gì. Tôi chưa hề có thời gian để tìm hiểu về đất nước này. Tôi mới chỉ rời khỏi biên giới New Zealand vài lần nên không hiểu nhiều về thế giới. Hiểu biết ít ỏi của tôi về Việt Nam xuất phát từ hai người bạn vốn chuyển tới lớp tôi hồi 20 việt nam: ngôi sao đang lên của châu á trung học, cũng như từ các bộ phim của Hollywood mà trong đó lính Mỹ luôn là anh hùng (hoặc nạn nhân) còn Việt Cộng thì là kẻ thù. Nhưng dù chỉ có hiểu biết hạn hẹp, tôi cũng là một người có tư duy cởi mở và sẵn sàng tìm hiểu về một đất nước vô cùng khác với quê hương New Zealand của mình. Vào thời điểm đó, tôi không thể ngờ rằng chính mấy tuần ngắn ngủi này sẽ khơi dậy trong mình một sự thích thú với Việt Nam và tạo tiền đề cho phần lớn cuộc đời tôi sau này.
Tôi nhớ rất rõ tuần đầu tiên ở khách sạn Equatorial (Quận 5, TP. Hồ Chí Minh) khi đó vừa mới khai trương. Đây là nơi tôi sẽ tập huấn cho đội ngũ nhân viên người Việt mới được Arthur Andersen tuyển dụng. Thái độ chăm chỉ và ham học của họ vượt xa những gì tôi đã tưởng tượng, và thành tích của họ đã thể hiện điều đó. Kết thúc hai tuần của khóa học, toàn bộ 18 nhân viên mới (bao gồm cả các nhân viên lễ tân cũng tham gia tập huấn) đều vượt qua bài thi sát hạch, dù trước đó không ai có khái niệm gì về nội dung của các môn học. Có một bạn thậm chí còn đạt được mức điểm thuộc top đầu thế giới và cậu ấy đang là đối tác của một công ty luật quốc tế. Ngay từ thời điểm đó, tôi đã biết rằng Việt Nam không thiếu quyết tâm, năng lượng cũng như vốn tri thức cần thiết để phát triển.
-
Tôi nhớ mình từng đến thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở Thành phố Hồ Chí Minh (khi đó có tên chính thức là “Nhà trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược”) và đó là lần đầu tiên tôi được tiếp cận cuộc chiến Việt Nam – Hoa Kỳ từ một góc nhìn khác. Các hiện vật trưng bày tại bảo tàng có phần thiên về mục đích tuyên truyền, kết tội các đế quốc thực dân đã liên tục xâm lược đất nước này trong suốt 150 năm qua. Tuy nhiên, tôi cũng xem nó như một tiếng nói nhỏ cất lên để cân bằng lại trước những nhận định phiến diện của phương Tây về Việt Nam. Quan trọng hơn, nó thể hiện một cái nhìn nhân văn với cuộc chiến và cho thấy bản chất khủng khiếp thực sự của chiến tranh. Như bạn có thể hình dung, bảo tàng trưng bày những tấm ảnh đen trắng đầy ám ảnh về các sự kiện của thời chiến. Nhưng chính những chiếc bình chứa các bào thai bị biến dạng do ảnh hưởng của chất độc màu da cam (hiện không còn được trưng bày) mới thể hiện rõ nhất bản chất tàn bạo của cuộc chiến.
Đến năm 1996, tôi lại sang Việt Nam để đào tạo một khóa sinh viên mới ra trường cho Arthur Andersen. Sau đó, bắt đầu từ năm 1997, tôi ký hợp đồng toàn thời gian với công ty. Tôi và Rebecca, vợ tôi, chuyển đến Việt Nam vào tháng 5 năm đó. Tôi thường thú thật với mọi người rằng hai tuần đầu tiên sống ở Việtnam là khoảng thời gian khó khăn nhất của đời mình. Bản than công việc không phải là vấn đề, nhưng mọi thứ khác đều quá xa lạ với những gì tôi từng biết. Tôi thực sự đã nghiêm túc nghĩ đến việc quay về nước ngay sau tuần đầu tiên.
Nhiệm kỳ của tôi lẽ ra chỉ kéo dài hai năm, nhưng kế hoạch thay đổi là chuyện thường tình. Sự nghiệp của tôi đang tiến triển thuận lợi và tôi cũng thích công việc hiện tại hơn bất kỳ công việc nào lẽ ra có thể làm ở một nơi khác. Rebecca và tôi thống nhất với nhau rằng chúng tôi sẽ ở lại cho đến khi có con. Kế hoạch sau đó lại đổi thành cho đến khi cháu vào cấp một, rồi thành đến khi vào cấp hai, sau đó tất nhiên là đến khi vào cấp ba. Giờ hai đứa con lớn của chúng tôi đang học đại học ở Anh và Australia, còn chúng tôi thì không cần nghĩ đến chuyện thay đổi chỗ ở nữa.
Thực ra tôi không muốn bắt đầu một cuốn sách bằng việc kể về chiến tranh, nhưng hễ cứ nhắc đến hai chữ “Việt Nam” thì hầu hết mọi người phương Tây đều nghĩ ngay đến chiến tranh. Với họ, “Việt Nam” thường là danh từ để chỉ một cuộc chiến hơn là một đất nước (The Vietnam War). Tại sao lại như vậy? Các cuộc xung đột gần đây ở Trung Đông và châu Phi cũng không làm xấu đi hình ảnh của các quốc gia này bằng vết nhơ mà người ta vẫn đang tô vẽ lên đất nước Việt Nam. Phải chăng đó là bởi nước Mỹ đã thua cuộc? Hay bởi truyền thông quốc tế (cả hiện thực và hư cấu) chỉ tập trung vào vết nhơ này và xoáy vào một khía cạnh của câu chuyện? Hoặc cũng có thể bởi di sản mà cuộc chiến để lại là sự tồn tại của một trong số ít nhà nước cộng sản còn sót lại trên thế giới? Có lẽ việc đi tìm nguyên nhân không quan trọng bằng việc hiểu được rằng sự ám ảnh của phương Tây với cuộc chiến này đã tạo nên những thành kiến cũng như định kiến thường là vô căn cứ và sai lệch về Việt Nam. Hậu quả của nó là việc Việt Nam ngày nay có lẽ là một trong những quốc gia bị hiểu sai nhiều nhất trên thế giới.
Phương Tây cần nhớ rằng Chiến tranh Việt Nam (hay “Kháng chiến chống Mỹ” theo cách gọi của người Việt) đã kết thúc gần nửa thế kỷ. Trong khoảng thời gian dài như vậy, biết bao thay đổi có thể xảy ra và quả thực đã xảy ra. Việt Nam ngày nay không còn là một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, phải gồng lên để xây dựng lại từ đống tro tàn. Người Việt Nam cũng không còn giữ mối căm thù sâu sắc với Mỹ và đồng minh vì những gì họ đã làm trong quá khứ. Việt Nam ngày nay là một quốc gia năng động đang phát triển mạnh mẽ với gần 100 triệu người lao động chăm chỉ và khao khát vươn lên, những người có cuộc sống đang ngày một trở nên tốt đẹp và thành công hơn.
Những người không có kinh nghiệm thực tế sẽ khó mà hiểu đúng về Việt Nam của ngày hôm nay, khi mà những định kiến như trên vẫn còn tồn tại. Đó là lý do đầu tiên khiến tôi muốn viết cuốn sách này. Cần có ai đó giới thiệu và giải thích cho những người không sống trong đất nước này biết về một Việt Nam ở hiện tại và tương lai mà họ sẽ hướng tới.
Lý do thứ hai khiến tôi muốn viết cuốn sách này chỉ trở nên rõ nét sau khi thảo luận với những đồng nghiệp và bạn bè người Việt về một số ý tưởng của cuốn sách. Trong khi trò chuyện, tôi nhận thấy nhiều người trẻ Việt Nam chưa thực sự biết về tiềm năng cũng như hướng đi của đất nước họ. Khi nói về tương lai của đất nước, họ thường đưa ra những nhận định ngắn hạn. Thêm vào đó, nhiều người còn thiếu kinh nghiệm quốc tế phù hợp, khiến các đánh giá của họ trở nên thiếu sức nặng, thậm chí thường bị coi là không đủ khách quan, bất kể nó đúng hay sai. Điều này tạo ra một thực tế trớ trêu là để một cuốn sách được độc giả Việt Nam tin tưởng, nó lại cần do những người nước ngoài đã có thời gian sống và làm việc tại đất nước này viết nên.
Tôi không phải chuyên gia kinh tế, nhân chủng học, xã hội học, sử học hay bất kỳ lĩnh vực nào được đề cập trong cuốn sách này. Trình độ tiếng Việt của tôi cũng không tốt lắm. Nhưng tôi có hiểu biết và kinh nghiệm của hơn 25 năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Với cuốn sách này, chỉ cần vậy là đủ. Hầu hết sách báo viết về Việt Nam đều được nghiên cứu từ một tiêu chí cụ thể, có thể là kinh tế, lịch sử hay một lĩnh vực nào đó. Kết quả là những cuốn sách đó thường không xem xét “bức tranh toàn cảnh” và đưa ra những kết luận có thể mâu thuẫn với kết quả nghiên cứu của một lĩnh vực khác. Nội dung của chúng cũng đa phần nặng tính chuyên môn.
Khi viết cuốn sách này, Sam và tôi đã cố gắng trình bày một cách hết sức đơn giản về Việt Nam hiện tại và tương lai. Phần lớn nội dung mà chúng tôi giới thiệu ở đây đều dựa trên các học thuyết đáng tin cậy, nhưng chúng tôi chọn cách trình bày các ý tưởng của mình qua lời kể của các nhân vật được phỏng vấn và những gì mình quan sát được. Do đó, một số người có thể sẽ không xem cuốn sách này là một nguồn tham khảo uy tín, nhưng chúng tôi hy vọng mình đã đưa ra được những kết luận hợp lý và độc giả sẽ thấy chúng trở thành sự thật trong tương lai.
Chúng tôi bắt tay viết cuốn sách này trước khi COVID-19 bùng phát và hoàn thành sau khi giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch đã qua đi. Dù các quốc gia khác cũng thành công trong việc đối phó với COVID-19, đồng thời nhận được nhiều sự ca ngợi của truyền thông quốc tế hơn, song việc Việt Nam có thể vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch cũng chính là bằng chứng khẳng định năng lực hành động của chính phủ và quyết tâm của người dân trong việc góp sức vì lợi ích chung. Nếu có điều gì chúng tôi muốn độc giả hiểu được thông qua cuốn sách này thì đó chính là những hành động của Việt Nam trong hai năm đại dịch và những kết quả mà họ đạt được. Việt Nam đã sẵn sàng trở thành con rồng kinh tế mới của châu Á.
Brook Taylor
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tháng 8 năm 2023